Chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Suyễn là một bệnh lý mạn tính (kéo dài) của phổi, trong đó lớp lót (niêm mạc) đường thở bị sưng hay viêm. Đường thở nhạy cảm với một số tác nhân, gọi là yếu tố khởi phát.
Yếu tố khởi phát có thể là siêu vi gây cúm, khói thuốc lá, hay không khí lạnh. Một yếu tố khởi phát suyễn có thể là một thứ gì đó mà con bạn dị ứng, như bụi, lông thú hay phấn hoa. Khi đường thở phản ứng với một yếu tố khởi phát, các cơ quanh đường thở sẽ co siết lại, lớp lót đường thở sẽ sưng nề tạo nên một cục đờm nhầy, dầy. Điều này sẽ làm cho đường thở hẹp lại và làm khó thở. Cơn khó thở này gọi là cơn suyễn. Cơn suyễn có thể nhẹ, vừa hay nặng. Khi trẻ bị cơn suyễn, thì thuốc sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng. Khi trẻ không có triệu chứng, suyễn không phải đã biến mất. Trẻ cần được điều trị và giám sát bởi bác sĩ.
Khám cho trẻ có dấu hiệu ho sốt
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng của suyễn có thể tái đi tái lại và bao gồm: Khò khè (âm thở ra có âm sắc cao như tiếng huýt sáo). Ho, khó thở, ho trong hoặc sau khi vận động thể lực.
Thời gian kéo dài của bệnh hen suyễn
Suyễn có thể là một bệnh lý kéo dài. Tuy nhiên hơn một nửa số trẻ em bị suyễn sẽ giảm các triệu chứng rõ rệt khi đến tuổi thiếu niên. Trong cơn suyễn triệu chứng khó thở có thể rất rầm rộ, tinh thần hốt hoảng,khi trẻ được điều trị bằng thuốc đúng theo hướng dẫn, triệu chứng sẽ giảm nhanh và có thể hết hoàn toàn.
Điều trị hen suyễn
Thuốc giãn phế quản: Thuốc tác dụng nhanh sẽ làm nở đường thở cho trẻ và được dùng khi trẻ đang bị cơn suyễn. Thuốc này gọi là thuốc dãn phế quản. Nếu trẻ đang có triệu chứng cơn suyễn, nó cần phải dùng thuốc tác dụng nhanh ngay. Nếu gia đình có sẵn thuốc giãn phế quản do bác sỹ kê đơn có thể cho trẻ dùng ngay.
Thuốc phòng ngừa giúp cho đường thở của trẻ không bị sưng (viêm) hay bị kích ứng, sẽ giúp phòng ngừa cơn suyễn. Nếu trẻ có những triệu chứng sau: Có 2 hay nhiều hơn cơn suyễn trong 1 tuần, Có 3 hay nhiều hơn cơn về đêm trong 1 tháng, Cơn suyễn kéo dài vài ngày hoặc có 3 hay nhiều hơn số lần phải vào cấp cứu vì cơn suyễn mặc dù đã sử dụng thuốc xịt đúng cáchtrong 1 năm,thì có thể xem xét đến việc cho trẻ dùng thuốc phòng ngừa đểhạn chế các cơn tại phát.
Phòng bệnh hen suyễn
Có thể dự phòng để hạn chế các cơn hen suyễn bằng cách thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nâng cao thể lực để tăng sức đề khángcho trẻ. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, nhộng ong, nhộng tằm …
- Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với bụi, phấn hoa, vật nuôi như chó, mèo…
- Tránh để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùa đông cần cho trẻ mặc ấm, quàng khăn, tránh các luồng gió lạnh …
- Khi trẻ có biểu hiện khó thở cần đưa ngay đến bệnh viện ddeeer khám và điều trị, không nên cố để điều trị tại nhà khiến cơn khó thở nặng hơn và kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.